Chúng ta thường được nghe qua sự thành công trong sự nghiệp của các doanh nhân là nhớ vào chấp nhận mạo hiểm, rủi ro để nhận phần thưởng. "Chúng tôi dám dũng cảm nắm bắt cơ hội và làm liều thôi" - đó là những phát ngôn của họ khi họ đã thực sự thành công, tuy nhiên sự thật thì điều đó khá hiếm xảy ra, thậm chí chỉ xuất hiện trong những câu chuyện ngụ ngôn!
|
Liệu mạo hiểm để thành công có hoàn toàn đúng |
Tôi từng đọc đâu đó trên Internet, rằng có một người bạn trên là Bryan chấp nhận từ bỏ công việc Technical writer (viết tài liệu kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng,...) cho một tập đoàn nằm trong danh sách Fortune 500 để tìm một việc gì đó thực sự mới mẻ.
Trong ngày làm việc cuối cùng của Bryan, mọi người trong văn phòng bộc lộ nhiều thái độ khác nhau: từ ghen tị đến bất ngờ. Họ không thể tin rằng anh lại có thể rời công ty như vậy, rằng anh ta vừa có một bước nhảy thực sự lớn trong sự nghiệp. Nhưng thực tế Bryan đã lên kế hoạch cho thời khắc ấy từ 10 năm trước.
|
Đã đến lúc phải nghỉ việc và chuyển sang một công việc mới? |
________________________
Đến đây tôi tự ngẫm rằng, tôi dù đang học công nghệ phần mềm, nhưng lại ấp ủ niềm đam mê khởi nghiệp. Liệu rằng sau này khi có một công việc làm ổn định trong một công ty có sức hút đủ lớn, với mức thu nhập chấp nhận được, bạn có sẵn lòng nghỉ việc để làm một điều gì đó mới mẽ như Bryan?
Bởi vì đơn giản nếu thất bại tôi có thể mất gần như hoàn toàn những gì mà công sức bản thân đã gây dựng trong bao năm qua. Tuy nhiên nếu thành công thì sẽ như một câu chuyện cổ tích! Tôi nên làm gì?
______________________
Ai từng đọc qua một số quyển sách kinh doanh, nghe những câu chuyện về những người tự thân lập nghiệp, hoặc ghé thăm những người bạn cũ thành đạt thời Đại học, bạn luôn nghe đi nghe lại cụm từ "Tôi dám dũng cảm nắm bắt cơ hội và làm liều thôi".
Cụm từ này được nhắc đi nhắc lại khi nói về những thành công lớn. Nó như là một câu chuyện về rủi ro và phần thưởng mà chúng ta hay nghe từ miệng của những doanh nhân giàu có, các diễn viên điện ảnh nổi tiếng hay những nghệ sĩ trứ danh... Nhưng, nó đều là những lời nói dối!
THÀNH CÔNG THƯỜNG ĐẾN RẤT MUỘN
Jeff Goins - một nhà văn, doanh nhân nổi tiếng - từng được phỏng vấn rằng, làm cách nào anh ta có thể trở thành một nhà văn toàn thời gian. Mọi người muốn biết lý do lớn nhất mà anh theo đuổi công việc này là gì?
"Không, không có, không có gì là lớn lao cả, chỉ là sự cộng hưởng của những thành công nhỏ qua thời gian..."
Anh ta không có khoảnh khác giống như Jerry Maguire - một nhân vật trong bộ phim điện ảnh cùng tên đã quyết định từ bỏ mọi thứ khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp để có thể sống và hành động theo đúng với cảm nhận của mình - tuy nhiên khi bắt đầu có một cái nhìn chân thành về sự thành công, anh ta nhận ra rằng chúng ta cần có những chiến lược chậm và chắc.
|
Để thành công cần luyện tập ngày qua ngày |
Năm 1975, Bill Gates thành lập Microsoft. Nhưng mãi đến 6 năm sau ông mới ký được hợp đồng đầu tiên với IBM. Sau đó cần đến 5 năm nữa công ty mới IPO (phát hành cổ phiều lần đầu ra công chúng), giúp Gates trở thành triệu phú và được mọi người tung hô là một vĩ nhân với "thành công chỉ qua một đêm".
Với Steve Jobs, thậm chí nó còn mất nhiều thời gian hơn. Ông cùng với Steve Wozniak thành lập Apple Computer năm 1976, nhưng không có gì nổi bất đến 1984, với sự ra đời của Macintosh. Sau đó ông bị đuổi khỏi công ty và sau khi trở lại thì sự nghiệp của ông mới thành công như hôm nay.
Một câu chuyện nổi tiếng khác trong giới công nghệ, nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin cũng gặt hái thành công khá chậm. Họ mở công ty năm 1996, và đến 8 năm sau công cụ tìm kiếm của họ mới đánh bại tất cả các đối thủ khác thời đấy và giúp Google hoàn thành thương vụ IPO với mức vốn hóa thị trường lên tới 23 tỉ USD.
Cả 3 ví dụ trên đều phù hợp với thuyết "luyện tập thận trọng" của K. Anders Ericsson và thuyết "quy tắc 10 000 giờ" của Malcoml Gladwell sau đó trở nên phổ biến. Trong nghiên cứu của ông, Ericsson cho rằng để một người nào đó trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực, họ cần ít nhất 10 000 giờ luyện tập. Nói cách khác, trước khi bỏ việc hoặc chuyển sang một ngành nghề mới, hãy dành thời gian luyện tập, xây dựng kĩ năng cần thiết để làm việc đó một cách tốt nhất. |
Trước khi nghỉ việc, dành thời gian xây dựng những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc mới |
SAI LẦM TỪ NHỮNG CƠ HỘI LỚN
Trong bối cảnh hiện nay, chưa bao giờ sự gia tăng không ngừng của những startup lại lớn như thế này. Kinh doanh trực tuyến càng trở nên dễ dàng - chúng ta vẫn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng "chấp nhận rủi ro", "dám làm liều"...
Tại sao? Bởi vì tất cả mọi người xung quanh đều có suy nghĩ rằng để thành công trong sự nghiệp chắc hẳn chúng ta phải dám đánh một ván cược lớn để hưởng thành quả to lớn.
Thực ra tư tưởng khởi nghiệp đang dần ăn sâu vào từng con người, ngay từ thời sinh viên đã liên tục có những buổi hội thảo, chuyên đề về startup, dạy cách để đạt thành công trong sự nghiệp. Hàng trăm, hàng nghìn quyển sách "dạy đời" truyền cảm hứng rằng con người trong cuộc sống phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận mạo hiểm để gặt hái được thành công. Ngay cả lang thang trên Internet cũng không khó để bắt gặp những bài viết kiểu như vậy!.
Tư tưởng đó luôn ám ảnh tôi và cả những người rất giỏi tôi từng biết.
Mọi khi có dịp tụ tập từ quán nước vỉa hè đến các quan coffee sang trọng chúng tôi đều nói hoặc nghe người khác nói về con đường tương lai. Ai cũng muốn thành công sớm, có cho mình một công ty riêng, một sự nghiệp ổn định. Mà không ai nghĩ rằng làm sao để có được nó, liệu "dám mạo hiểm, nắm bắt cơ hội, chấp nhận rủi ro" đã đủ chưa? Hãy phải trải qua "10 000 giờ" luyện tập gian khổ?
Vâng, thực tế mọi chuyện không diễn ra dễ dàng như vậy!
|
Chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện Thỏ và Rùa này chứ! |
Dr. Robert Maurer, tác giả của "One Small Step Can Change Your Life", cho rằng chúng ta thích ý tưởng về một "bước nhảy lớn", ngay cả khi nó có thể gây hại. Nhưng nó không phải là cách mà những sự đổi mới trên thế giới xảy ra. Một lý do là bộ não của chúng ta được phản xạ để từ chối những thay đổi lớn. Đây là cách ông ta giải thích nó trong một bài phỏng vấn:
Bộ não phản ứng với những thách thức lớn bằng cách kích hoạt các amygdala, trung tâm sợ hãi trong não. Nếu thách thức được coi là quá lớn, nếu đó là người sợ thất bại, nỗi sợ hãi trở nên to lớn và người đó sẽ bỏ cuộc.
Maurer thậm chỉ còn đưa thêm dẫn chứng về "kaizen", một thuật ngữ Nhật Bản được ghep từ chữ "kai" - thay đổi và "ken" - tốt hơn. Tức là một quá trình "thay đổi để hoàn thiện", hay "cải tiến liên tục". Thay vì cố gắng để giảm cân, hãy ra ngoài luyện tập 1 phút mỗi ngày, rồi 2 phút, 3 phút,... Theo thời gian, những thứ nhỏ nhặt lại trở nên lớn lao và bền vững.
Nhà triết học nổi tiếng Aristotle từng nói "Chúng ta là những gì chúng ta thường xuyên làm. Vì vậy sự hoàn hảo không phải là hành động mà là thói quen". Nếu làm một điều gì đó đủ lâu, bất kể điều gì dần dần cũng trở thành thói quen.
THAY VÌ MẠO HIỂM, CHẤP NHẬN RỦI RO ĐỂ THỰC HIỆN "BƯỚC NHẢY VỌT"
Vậy làm sao để áp dụng những lời khuyên của Maurer vào thực tế?
Đầu tiên, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, thật nhỏ. Nhiều người cho rằng để có được thành công, họ phải làm nó thật to lớn. Nhưng nó không thực sự đúng. Mỗi ngày, mọi người theo đuổi ước mơ của họ và đều mắc sai lầm. Họ đặt mục tiêu "trên cung trăng" mà không chuẩn bị những bước đầu cơ bản nhất. Và kết quả là họ thất bại.
Thứ hai, xây dựng thói quen của bạn theo thời gian. Mọi thứ đều phải trải qua thực hành. Và càng làm nhiều, mọi việc càng trở nên dễ dàng hơn. Thói quen làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, và làm mỗi người chúng ta tốt hơn. |
Thỏi quen giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và giúp mỗi người chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. |
Cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng bạn xây dựng kĩ năng và cũng chính bạn trau dồi cho những kĩ năng đó. Và sau cùng, những gì bạn nhận được không phải là những bước nhảy vọt bấp bênh, mà là một cây cầu vững chắc mà bạn đã chậm rãi, thận trọng xây nó theo thời gian. Điều này sẽ không trở thành một câu chuyện tốt để làm phim cho Hollywood, nhưng nó là cách tốt nhất để thành công tồn tại lâu dài!
____________________________
Thực sự tôi không nghĩ ý kiến bỏ việc và mạo hiểm để Startup là tồi, bởi vì sau này dường như tôi cũng sẽ làm vậy. Tuy nhiên trước đó bạn phải đảm bảo có một quá trình luyện tập dài để có những kỹ năng đáp ứng cho công việc.
Dù bạn là ai, dù bạn có giỏi hay không, dù cho mọi người xung quanh đang gặt hái nhiều thành công to lớn, có nhiều "bước nhảy vọt", trong lúc chúng ta luôn thất bại, xin đừng nản lòng. Hãy cố gắng tìm cho mình những thứ mình thích, luyện tập và trau dồi kỹ năng để làm việc đó. Rồi khi đạt đến một trình độ nhất định, bạn chắc chắn sẽ thành công. Và cho dù có xui xẻo thất bại thêm nhiều lần nữa thì cũng là vì những thứ bạn yêu thích. Nó rất xứng đáng mà, phải không?
Tôi cũng từng có một quá khứ thành công, và cũng đầy thất bại. Vì quá khứ huy hoàng thời phổ thông làm tôi trở nên tự kiêu, tự mãn. Đôi lúc tôi cũng thử mạo hiểm bỏ học tập ở trường, nắm bắt cơ hội để đi làm từ thời sinh viên năm 2, tuy nhiên vấp phải đầy khó khăn và đôi lúc tôi thực sự gục ngã. Tuy nhiên kết quả nhân được là kinh nghiệm sống, và quan trọng là rút ra quyết định dừng lại để trau dồi, học tập thêm kỹ năng và cố gắng đạt thành công một cách chậm rãi, bền vững.
Trong suốt quá trình học hỏi và mạo hiểm của mình tôi không bỏ ra quá nhiều thời gian để hối hận, ngay cả khi thất bại. Bởi vì chẳng có thuốc chữa hối hận, mà lãng phí thời gian dành cho nó cũng chẳng giúp ích gì cho bản thân tôi cả. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn và khắc nghiệt với bạn, nếu cảm thấy thiều định hướng, hãy thử bắt đầu với những gì bạn thích làm và làm khá về nó. Bằng cách đó, khi tưởng chừng như mọi cánh cửa đã đóng, thì biết đâu đấy sẽ có một cánh cửa mở ra với bạn, giống như tôi vậy!
____________________________
|
Hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ. Luyện tập ngày qua ngày rồi thành công sẽ đến với bạn |