Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Nhằm kỉ niệm 1 năm thành lập J2TEAM Community cũng như theo yêu cầu từ thành viên. J2TEAM quyết định tổ chức phát hành áo nhóm cho dịp sinh nhật.

mua-ao-nhom-j2team-community

Mẫu áo chính thức như trong hình. Thiết kế bởi Kha Ngọc Hà.

Loại áo: Unisex

Chất lượng: vải 100% cotton, 4 chiều.

Phương pháp in: Vinyl (https://youtu.be/bN4Z2oIjVNE)

Giá áo: 200.000 (VNĐ) - Free Ship toàn quốc.

Đối tác/Đơn vị sản xuất áo: Áo Thun Thông Điệp

>> Liên kết đặt mua: https://goo.gl/forms/pTqNsX4aYqdeIN9C2
Read More

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

= Bâng khuâng - 15/12/2009
= Chuyện nhà ông Trăng - 15/12/2009
= Vội vàng em - 15/12/2009
= Chồi xuân, cây người - 15/9/2010
= Ghi lại chuyện ngụ ngôn - 11/10/2010
= Tản mạn một chiều mưa - 28/5/2012
= Tình xưa - 9/6/2011
= Ốc hát - 11/6/2011
= Chiếc lá - 20/8/2011
= Gặp người yêu đi tu - 2/12/2011
= Cua - 6/12/2011
= Mùa đông Sa Pa - 6/1/2012
= Kí ức...! - 3/2/2012
= Tình yêu của anh - 14/2/2012
= Chuyện riêng mình - 8/3/2012
= Nhớ Tây tiến - 4/2012
= Quán quê - 11/5/2012
= Hoa bằng lăng - 14/6/2012
= Đất nước- Mẹ, 2/7/2012
= Huyền thoại đá suối Ba Cô - 27/7/2012
= Mùa Thu đến - 5/9/2012
= Truyện thời chiến tranh - 20/10/2012
= Viếng mộ anh - 27/7/2012
= Bến xưa - 7/3/2013
= Đọc lại bài thơ lá Diêu bông của Hoàng Cầm - 27/7/2013
= Tan học rồi - 29/8/2013
= Suối Mỡ - 3/10/2013
= Bác là Đại tướng của Nhân dân - 12/10/2013
= Rừng cãi - 14/11/2013
= Hội trường - 14/11/2013
= Ngõ sáu thước - 28/11/2013
= Mừng cầu Đông Xuyên - 13/1/2014
= Màu của tình yêu - 11/2/2014
= Kí ức Tháng ba - 31/3/2014
= Thăm Tây Bắc - 22/4/2014
= Làng tôi - 22/5/2014
= Nhớ Tô Hoài-Tác giả “Dế mèn phiêu lưu kí” - 17/7/2014
= Thu sang - 14/10/2014
= Hoa Dã quỳ Đà Lạt - 12/11/2014
= Xuân sang - 31/12/2014
= Đảng ta đó- Vinh quang một niềm tin! - 2/2/2015
= Hoa hồng và chị em - 5/3/2015
= Hạ sang - 14/4/2015

Xem chi tiết Phần 1 ở trên

Phần 2


= Viếng chủ tịch Fidel
2/12/2016

Phi-đen Ca-xtơ-rô - Người bạn vĩ đại của nhân dân Việt Nam. “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” là những câu nói bất hủ của lãnh tụ Fidel Castro (Phi-đen Ca-xtơ-rô) luôn khắc sâu trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Hiephoa.net trân trọng giới thiệu bài thơ ''Viếng Fidel Castro'' của anh Chu Quang Hiển, nhân dịp Việt Nam để quốc tang ông.

Muôn tấm lòng
Từ bên này trái đất
Sang bên kia bán cầu
Tới Fidel nghĩa nặng tình sâu
Người vì Việt nam
Sẵn sàng hiến dâng cả máu
Muôn sẻ chia
với người bạn lớn
Chung một chiến hào
Đánh Mỹ năm xưa
Bất chấp hiểm nguy
Fidel phất cờ giữa vùng chảo lửa.
Chín mươi mùa xuân
Vinh quang tươi sáng
Rung động năm châu
xoay chuyển địa cầu.
Người ra đi
Người, người thương đau
Trong thẳm sâu
Nỗi niềm chia xẻ.
La-ha-ba-na;mùa đông giá
Những đoàn người tay vẫy, chia xa
Fidel - Cu ba
Người bạn lớn
của muôn nhà.

= Người lính
20/12/2016

Những người lính tuổi đời đôi mươi
Chắc tay súng trên tuyến đầu Tổ quốc
Bất chấp hiểm nguy mắt nhìn phía trước
Vững một niềm tin ý chí sáng ngời

Những người lính ngày đêm viết tiếp
Trang sử hào hùng dân tộc ngàn năm
Mang dòng máu con Lạc cháu Hồng
Vì khát vọng trường sinh đất Việt

Những người lính không bao giờ sợ chết
Thanh thản vô tư sống yêu đời
Cuộc sinh tử mất còn ta địch
Thề chết chìm cho Tổ quốc bay lên

Sống chia lửa nơi chiến hào ác liệt
Chết tin nhau,thương mẹ cha giùm
Những người lính thắm tình đồng đội
Hi sinh cho đời mãi mãi tươi xanh

Có người lính xanh mãi tuổi hai mươi
Về với đất chưa lần trao nhẫn cưới
Trang sách ,câu thơ, gửi em viết vội
Tình hẹn trao nhau ở cuối chân trời

Những người lính dâng hiến tuổi hai mươi
Xây điểm tựa bình yên đất nước
Khúc quân hành em sau, anh trước
Tổ quốc gọi tên mình.
..Có chúng tôi
Chu Quang Hiển

= Nguyên Tiêu nhớ Bác Hồ
11/2/2017

Nguyên tiêu con nhớ Bác Hồ
Chiến khu Việt Bắc cảnh khuya năm nào
Tâm hồn thi sĩ vươn cao
Càng thêm sáng suốt bàn vào việc quân
Nước nhà gặp buổi gian truân
Thức cùng chiến sĩ, đâu cần nghỉ ngơi
Thơ vẫn ngân- chín tầng trời
Nguyên tiêu tươi sáng rạng ngời sức xuân
Chu Quang Hiển

= Chuyện về nữ du kích tha chết cho bốn lính Mỹ
12/7/2017

Giữa hai trận càn
Bốn lính Mỹ ngồi bên công sự
Xem ảnh gia đình, ngao ngán chiến tranh
Người đối phương là cô du kích
Lửa căm hờn rực cháy trong tim.

Khoảng lặng của chiến tranh
Là mầm sống vượt lên chết chóc
Không bắn nữa! Dù bên kia là địch
Chất người vượt lên trên súng đạn chiến trường.

Cô nhận ra trong hàng ngũ đối phương
Có người Mỹ đáng thương tình đồng loại
Có gia đình và có cả trái tim
Phản đối chiến tranh yêu chuộng hòa bình.

Cô đã thắng như hiệp sỹ ở đấu trường
Không bắn kẻ thù trong tay không cầm súng
Cô chiến thắng trên đỉnh cao toàn thắng
Dũng cảm - can trường - hiệp sỹ - tình thương.

Chu Quang Hiển,

= ĐẤT NƯỚC- MẸ
21/7/2017

Lời ru của mẹ những ngày xưa
Về đất nước nhọc nhằn mưa nắng
Đất nước ngày nào cơm tẻ no đâu
Đừng sớm vội quên khoai quên sắn

Đất nước chạy dài theo kinh độ
Sương muối Đồng Văn, nắng cháy Cà Mau
Biển Đông không hẳn là bạc, như câu cổ ngữ
Có những đau lòng, tai họa từ biển xanh

Gió bão nổi đùng cướp đi bao sinh mạng
Đất nước sống bằng nông nghiệp
Mùa màng trông cậy nắng gió trăng sao
Lúa chín cắm sào đầu ruộng...

Trắng đồng nước lũ, bạc tỷ trôi sông
Nắng hạn cháy đồng, mùa màng thất bát
Đất nước bao phen trận mạc
Nanh vuốt quân thù biên ải ngó nghiêng

Tiễn chồng đi, rồi lại tiễn con đi
Mái tóc đổi màu, bằn bặt tin xa
Lưng còng gánh cả đất trời và lời hứa cho ngày gặp lại
Âm thầm lặng lẽ thời son trẻ…

Lầm lũi thân cò, bến nước nửa vành trăng
Bùi ngùi nhớ lại năm 1975
Mừng con trở về, khóc chồng liệt sĩ
Đêm lại khóc, khóc không thành tiếng

Thương con rầu lòng, giấc ngủ không ngon
Tuổi già thân hạc bên cháu nhỏ
Trông ảnh gọi ông mà thấy ngượng ngùng
Bàn thờ chồng dạy cháu gọi ông

Ông trẻ thế, sao bà già vậy?
Ngậm ngùi số phận, hờn mát trẻ thơ
khoảng trời tĩnh lặng, mây bồng bềnh trôi
Cho con, cho cháu, cho đời
Sang kia bến hẹn... với người ngày xưa

CHU QUANG HIỂN

= Mưa Ngâu
30/8/2017

Mưa!
Rơi rồi ngớt
Kéo dài,thưa thớt
Mưa!
Chuyện ngày xưa,
Về nàng Chức Nữ,
Giữa Sông Ngân Hà,
Gặp lại Ngưu lang
Mưa!
Giọt nước mắt rơi
Bùi ngùi ,
Tha thiết
Nhòa trong cơn khát
Để thành khúc ca
Ngưu Lang-Ơi Ngưu lang
Vì tình nên đã lỡ,
Chén quí Ngọc Hoàng
Rơi tan vỡ
Có ai ngờ!
Em phải-xa anh!
Ngọc Hoàng-Tối cao
Triều đình-Nghiêm luật
Sông Ngân Hà
Đôi bờ-xa cách
Hai người-hai núi nhớ nhung
Ánh lên ngàn sao
Chớp sang bên ấy
Một cầu tình
Ta bắc cho nhau
Một năm hai đứa bắc cầu
Để cho tháng bẩy, gặp nhau bùi ngùi
Mặc cho dòng lệ tuôn rơi
Cho mát nỗi nhớ, năm trời biệt ly.
(Những ngày mưa tháng bẩy 20...)

Chu Quang Hiển

Làm công đức thế nào mới đúng?

Làm công đức là giúp đỡ những người đang trong cơn hoạn nạn vượt qua được một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ họ giải tỏa sự đau buồn về tinh thần bằng những lời nói hoặc sự lo lắng quan tâm của chúng ta. Làm công đức cũng có thể bằng việc giúp về mặt vật chất trong lúc họ đang túng thiếu. Có rất nhiều cách làm công đức, nhưng nếu ta làm sai thì không những không tạo được công đức mà còn bị hao tổn công đức sẵn có của mình. Chắc chúng ta ai cũng từng nghe vài người quen biết hay than phiền rằng họ luôn làm việc thiện, làm phước giúp người nhưng sao bản thân thì lại gặp nhiều chuyện không may xảy đến cho họ. Đó chính là vì họ đã làm công đức sai, không đúng với thiên ý.


Mối tương quan giữa công đức và nghiệp quả:

Nghiệp quả được tạo ra từ những suy nghĩ của chúng ta, chứ không phải chỉ do những hành động ta làm. Tất cả những việc chúng ta làm đều do sự điều khiển của tâm mà ra. Vậy nên một việc làm được kể là tốt khi được xuất phát từ một tâm tốt, và ngược lại.

Ví dụ như một người bác sĩ không cứu được bịnh nhân và một tên tội phạm giết người cướp của. Tuy cả hai đều có kết quả như nhau: người bịnh nhân và nạn nhân bị cướp đều mất mạng, nhưng vì người bác sĩ có lòng cứu người, nên dù không cứu được nạn nhân nhưng đó là việc làm tốt. Còn tên cướp là do cố ý giết người cướp của nên sẽ có nghiệp xấu. Vì vậy dù rằng hai hành động có cùng kết quả giống nhau nhưng sẽ có nghiệp quả xấu hay tốt thì còn phải coi theo tâm của người làm lúc đó. Chính vì vậy một điều rất quan trọng chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng khi làm công đức thì phải làm với tất cả tấm lòng, với dụng ý giúp người, thì sẽ được tạo được công đức. Còn nếu giúp người chỉ với lòng mưu cầu lợi ích cá nhân là ta đã mang sự ích kỷ vào việc làm công đức, ích kỷ là một dạng của sự tham lam; khi đã có lòng tham là chúng ta sẽ không bao giờ tạo được công đức tốt. Khi làm công đức đúng cách, chúng ta sẽ giảm thiểu được lánh kiêu ngạo và lòng tham lam.

Khi làm công đức chúng ta sẽ tạo được nghiệp tốt. Tất cả những .gì chúng ta làm trong kiếp này đều được Cõi Vô Hình ghi nhận, để khi cần thiết như lúc phải trả nghiệp thì những công đức này sẽ được mang ra sử dụng, để hóa giải hoặc giảm nhẹ những nghiệp xấu. Ví dụ như có hai người đều đến lúc phải trả nghiệp trong vòng tù tội, nhưng có một người thì đã từng làm nhiều việc thiện, tạo được nhiều công đức, nên tuy phải ngồi tù nhưng . anh ta lại được người nhà thăm viếng thường xuyên, rồi lại gây được cảm tình với cai tù và bạn tù nên được đối xử tử tế Còn người tù thứ hai thì vì không có công đức để trang trải nên khi nghiệp đến thì phải chịu nhiều khắc nghiệt hôm vừa không có người nhà thăm nuôi mà còn lại bị cai tù ghét bỏ và hành hạ thân xác. Qua ví dụ trên ta thấy tuy cả hai người đều đang phải trả nghiệp, nhưng một người trả một cách nhẹ nhàng vì đã tùng cô làm công đức giúp người, còn người kia thì phải chịu nhiều khổ đau hơn vì đã không biết làm công đức hoặc đã làm không đúng cách. Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta gặp phải sự khó khăn hoặc khổ đau, đang lúc chưa biết phải giải quyết ra sao thì dường như có một phép lạ nào đó đã đưa ta ra khỏi vòng đau khổ hay hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ như có lúc chúng ta lái xe trên đường khuya, quãng đường vắng vẻ, thì bất ngờ xe bị hư không chạy được nữa. Giữa lúc chúng ta lo lắng chưa biết phải biết giải quyết ra sao thì lại gặp may mắn có người lái xe ngang qua và sốt sắng giúp đỡ chúng ta. Đây là những lúc mà ta sẽ thấy rõ được tầm quan trọng của việc tích lũy công đức.

Công đức và phước đức:

Làm phước hay còn gọi là tài thí là những hành động giúp người bằng tiền bạc và vật chất. Đa số chúng ta làm công đức bằng cách này, nhưng lại rất có ít người làm đúng cách. Chúng ta thường thấy có nhiều người tự hào rằng họ tặng nhiều tiền bạc cho từ thiện này, nhà thờ kia, hay chùa nọ. Thường thì những người này làm phước với mục đích để được mọi người khen ngợi họ là những vị mạnh thường quân. Họ làm phước với dụng ý khoe khoang hơn là do lòng thương người. Đây là hành động làm phước sai và không tạo được công đức vì họ đã làm một cách ích kỷ. Mặc khác, tài thí chỉ có tính cách tạm thời bởi vì tiền bạc chỉ giúp được người trong một thời gian ngắn mà thôi. Hơn nữa khi làm tài thí, ngoài việc phải biết thông cảm với sự khó khăn của người khác, chúng ta còn phải dùng sự xét đoán chính xác để không bị lầm lẫn khi làm tài thí. Ví dụ như khi ta cho tiền một người khất thực ngoài đường, ta phải biết được.người này dùng vào mục đích gì. Nếu họ dùng tiền mua súng làm chuyện phạm pháp thì chính chúng ta là người đã tiếp tay cho hành vi bất hợp pháp này bởi chính ta đã tạo cơ hội cho họ gây nghiệp bằng chính đồng tiền của chúng ta. Như vậy không những không tạo được nghiệp tốt.

Một điểm quan trọng khi làm phước là chúng ta phải giúp đỡ người thân trong gia đình trước, khi xong hết rồi thì mới giúp ra ngoài bạn bè, đông hương và người xa lạ. Thông thường thì có nhiều người bỏ thời gian và tiền bạc cho những hội từ thiện nhưng lại không quan tâm lo lắng cho chính những người thân trong gia đình đang gặp khó khăn.

Và cũng có nhiều người sẵn sàng bố thí cho những người không quen biết xa cách nửa vòng trái đất bất chấp sự không đồng ý và dẫn tới sự bất hòa với người thân trong gia đình Nếu chúng ta cho tiền những người xa lạ trong khi có những người thân trong gia đình còn đang túng thiếu thì đó không phải là một việc làm phước đức Gia đình là nền tảng của hạnh phúc và khi chúng ta không giữ vững được nền tảng này thì hạnh phúc gia đình cũng sẽ lung lay không bền vững .

Khi làm phước đúng cách, chúng ta sẽ tạo được cho mình một nghiệp tốt. Ví dụ như khi làm phước giúp người thì kiếp sau sẽ được có nhiều phước đức và sẽ được những người khác giúp đỡ khi lâm cơn hoạn nạn. Sự bố thí cũng giúp chúng ta giảm được lánh tham lam và ích kỷ, đồng thời mở rộng tấm lòng để đón nhận những người xứng đáng được sự giúp đỡ. Và đây là những cách làm phước đức đúng cách và tạo được nghiệp tốt, để những kiếp sau chúng ta sẽ được thừa hưởng những phước đức này.

Làm công đức, hay còn gọi là pháp thí, khác với phước đức hay tài thí, ở chỗ chúng ta, làm những việc giúp người không bằng tiền bạc hay vật chất. Đây là việc làm công đức có liên quan đến tâm linh và có giá trị cao hơn tài thí. Người làm pháp thí giúp đỡ người khác bằng những lời nói, sự lo lắng quan tâm ngõ hầu giảm được sự đau khổ trong tâm của họ. Sự giúp đỡ phải xuất phát từ trong tâm, không vì ích kỷ và đúng như câu "thi ân bất cầu báo.".

Làm pháp thí giúp ta thăng tiến trên con đường tâm linh do bởi ta sẽ diệt được tâm kiêu ngạo. Pháp thí có tính cách lâu dài hơn vì những người được giúp đỡ thay đổi được tâm linh, trở nên thiện lành hơn, và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Giống như một người trong cơn đau khổ đi tìm sự giúp đỡ từ một vị linh mục trong nhà thờ, đương nhiên là họ sẽ nhận được sự giúp đỡ về tâm 1inh để giúp họ hiểu rõ ra và dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh hiện tại. Khi tìm đến một vị linh mục thì người này cũng sẽ tìm được một con đường đạo, và tâm linh của họ sẽ được có cơ hội phát triển.

Làm tài thí chúng ta chỉ có thể giúp đỡ người hoạn nạn một cách tạm thời, trong khi làm pháp thí, chúng ta sẽ giúp họ tiến xa hơn trên con đường tâm linh. Khi có tâm linh thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn để buông bỏ lánh tham, sân, si; đồng thời phát triển được lòng vị tha và nhân ái với mọi người. Khi có được một đời sống tâm linh thì ta sẽ dễ dàng vượt qua được những thử thách trong đời và tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Khác với tài thí, pháp thí tạo được những nghiệp tốt khiến chúng ta có thể thoát được vòng luân hồi. Một cách làm công đức khác nữa là bỏ ra thời gian để giúp đỡ và dọn dẹp những nơi thờ phượng như Chùa, Nhà thờ vì đây là những nơi mọi người đến để thăng tiến tâm linh. Đây cũng là những nơi chốn bình an cho những tâm hồn đang đau khổ, trắc trở và muốn quay đầu về bến tâm linh Khi ta dành thời gian và công sức để bảo tồn và phát triển nhưng nơi thờ phượng này là chúng ta đã góp một phần nhỏ trong việc giúp đỡ những người hữu duyên có một nơi để tu tâm dưỡng tánh, gạt bỏ được sự phiền não trong cuộc đời của họ. Kết quà là chúng ta đã gián tiếp giúp đỡ bá tánh, nên sẽ được công đức tốt.

Lời dạy của Thiêng Liêng về việc làm công đức.

Thiêng Liêng dạy bảo chúng ta phải ráng làm Công đức thay đổi tâm tánh theo chiều hướng tốt đẹp hơn, và dẹp bỏ tánh kiêu căng. Thiêng Liêng còn khuyến khích chúng ta giúp đỡ những người khác vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc đời. Khi chúng ta mở rộng tấm lòng đón nhận và giúp đở thì những lánh kiêu ngạo cũng bi loại trừ, lòng thương người và sự vị tha sẽ có cơ hội nảy mầm và phát triển. Hằng năm, sẽ đến lúc chúng ta tổ chức một ngày lễ Gia Tộc cho những người có thân nhân qua đời. Khi một người từ giã cõi trần họ không mang theo gì được ngoài những kinh nghiệm và nghiệp quả tạo ra trong kiếp nay. Tùy theo nghiệp lực mà những linh hồn này sẽ được chư vị Thiêng Liêng dẫn dắt về những cảnh giới khác nhau. Những người khi sanh tiền làm nhiều chuyện xấu thì khi mất đi sẽ bị đưa đến những cảnh giới thấp lạnh lẽo âm u. Ngược lại những người chuyên làm nhiều chuyện phước thiện lúc còn sống thì khi chết sẽ được đưa đến những cảnh giới cao, ấm áp và sáng sủa. Đây là dịp để chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc làm công đức. Mỗi tuần vào ngày thứ Bảy chúng ta hội tụ về cầu nguyện nhằm để giúp đưa hương linh những người đã khuất.. Một điểm đáng ghi nhận là tất cả những linh hồn khi được người sống hỗ trợ công đức, bất luận trước đây họ là người tốt hay xấu lúc còn sống, đều là những bài học dạy dỗ con cháu phải luôn cố gắng làm công đức và thay đồi tâm linh để có cuộc sống thánh thiện hơn. Những linh hồn này đang ở bên kia thế giới nên chắc chắn là họ sẽ hiểu rõ hơn chúng ta tầm mức quan trọng của việc làm công đức. Họ hiểu được rằng khi đã rời bỏ trần thế là họ đã mất một cơ hội quí báu để làm công đức. Do đỗ họ luôn khuyên gia đình phải luôn thương yêu, đùm bọc, và lo lắng cho nhau vì đó là cách làm công đức dễ dàng nhất: vừa làm gia đạo vui vẻ lại còn gầy dựng được nhiều công đức.

Kết Luận

Khi làm công đức, chúng ta giúp đỡ người khác nhưng đông thời cũng tự giúp chinh mình thăng tiến tâm linh mở rộng lòng yêu thương người vị tha và loại bỏ được tham, sân, si cùng lánh kiêu căng. Tóm lại, khi làm công đức, dù là tài thí hay pháp thí, chúng ta phải ghi nhớ những điều như sau:
• Phải từ bỏ lánh kiêu ngạo
• Làm công đức với mục đích giúp người chứ không vì lòng riêng tư.
• Phải có sự thông cảm với nỗi khổ của người khác.
• Phải làm công đức với sự sáng suốt để có thể giúp đúng đối tượng cần sự giúp đỡ, tránh phải giúp lầm người mà lại mang họa vào thân.
• Phải giúp đỡ người trong gia đình trước rồi mới tới người ngoài.
• Làm công đức với khả năng và trong giới hạn của mình chứ không thể làm chuyện công đức nếu nóvượt ra khỏi tầm tay của chúng ta.

Sưu tầm

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Categories

Sample Text

Được tạo bởi Blogger.

Must Read

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Popular Posts

Video

Popular Posts

Our Facebook Page