Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016
- tháng 9 12, 2016
- Nguyễn Văn Tiềm
- Công nghệ và Cuộc Sống, Thiết kế
- No comments
Chào các bạn, ở phần trước mình đã nêu ra tổng quan và 2 ý kiến cho rằng Thiết kế = Hình mẫu và Chức năng. Hôm nay mình sẽ tiếp tục bài viết chia sẻ về thiết kế trong cuộc sống của chúng ta.
Thiết kế = Thương hiệu
Khi một công ty luôn cung cấp ra thị trường những sản phẩm thẩm mỹ và chất lượng, thì thiết kế của công ty đó bây giờ sẽ biến thành thương hiệu. Nó trở thành một phương tiện để kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng của họ. Người tiêu thụ thường chọn gắn bó với một thương hiệu nào đó lâu dài bởi vì những thương hiệu là hiện thân và đại diện cho những giá trị và ý tưởng của họ, thứ mà đã làm họ cảm thấy hấp dẫn và thoải mái khi sử dụng.
Thiết kế = Trải nghiệm
Về cuối thập nên 90s, một thiết kế được gọi là thành công khi nó gây được sự chú ý, và để lại ấn tượng trong ký ức của khách hàng, và những thứ đấy đã trở thành sản phẩm - "sự trải nghiệm"
Hãy lấy những con búp bê làm ví dụ. Nó không chỉ là "mua" một con búp bê nữa, mà bây giờ trẻ em có thể thiết kế búp bê cho riêng mình, trang điểm nó giống như bản thân, cho nó đi shopping, đi spa, nuôi tóc dài,... Nó không còn là "mua" một con búp bê nữa, mà là tạo ra cả một không gian trải nghiệm riêng xung quanh việc mua và sở hữu con búp bê này.
Thiết kế đã vươn lên khỏi tầm của một sản phẩm độc lập hay một thương hiệu, mà nó còn bao gồm cả trải nghiệm của khách hàng!
Trải nghiệm: hãy nghĩ về lần gần đây nhất mà bạn đến rạp xem phim. Trong suốt 2-3h của bộ phim, bạn bị cuốn hút hoàn toàn vào màn ảnh, câu chuyện và những cảm xúc vui buồn của nhân vật. Khi bộ phim kết thúc bạn cảm thấy mình vừa lấy được một giá trị gì đấy cho cuộc sống của mình: bạn nên trân trọng cuộc sống này hơn? Bạn nên đỗi xử tốt hơn với gia đình và những người mình yêu quý? Hay đơn giản bạn cảm thấy sảng khoái tinh thần.Dù cảm xúc đó là gì đi nữa thì bạn bữa "trải nghiệm" qua một bộ phim, và trải nghiệm đó đã làm bạn hoàn toàn hài lòng vào số tiền đã bỏ ra.
Hiện nay trong lĩnh vực thiết kế nói chung và thiết kế trang web, phần mềm nói riêng, việc lưu tâm tới trải nghiệm của người dùng (User Experience) đã trở thành một vấn đề thực sự lớn và quan trọng. Nó dẫn trở thành một nhóm ngành mới, các nhà thiết kế UX sẽ nghiên cứu và đánh giá cách người dùng cảm nhận về sản phẩm như tính dễ sử dụng, tiện ích, sự hiệu quả, linh hoạt,..
Ví dụ: cái ghế trong rạp có thoải mái hay không, âm thanh quá to hay nhỏ, phòng chiếu có đủ tối hay không,...có ảnh hưởng đến việc xem phim của bạn không?
Lại nhìn rộng thêm nữa, trải nghiệm người dùng không chỉ bắt đầu khi bạn bước vào phòng chiếu mà là khi bạn vừa vào đến cửa rạp bạn đã được chào đón nồng nhiệt bởi đội ngũ nhân viên. Đập vào mắt bạn sẽ là poster và các nhân vật của bộ phim đang chiếu lôi cuốn và gây ấn tượng cho bạn. Khi đó bạn vừa có ý định mua vé xem một bộ phim thì ngay phía trên quầy bán vé là những tấm bảng đen lớn với tên phim, giờ chiếu và tình trạng phòng rõ ràng với nền chữ sáng màu vàng làm bạn cảm thấy ấm áp và được chào đón
Tất cả, tất cả mọi thứ đều tạo nên một hệ sinh thái, một không gian trải nghiệm người dùng
Tư duy thiết kế = Giải quyết vấn đề
Thuật ngữ "design thinking" được phổ biến bởi IDEO và đại học Stanford trong vòng 10 năm trở lại đây. Design thinking liên quan đến một tập hợp các quá trình nhận thức hướng vào giải quyết vấn đề. Các công đoạn của quá trình design thinking bao gồm: Định nghĩa vấn đề, xây dựng sự đồng cảm với người dùng, sinh ra nhiều ý tưởng, tạo mẫu, đưa ra prototype các giải pháp khả thi, thu thập phản hồi, cứ vậy và lặp đi lặp lại. Với cách hiểu này, Design là những thứ gì đó xoay quanh việc giải quyết vấn đề
Tóm lại, Thiết kế là một thuật ngữ dùng để chỉ một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó trông như thế nào, cách nó hoạt động, cảm xúc của người dùng khi tương tác với nó, những trải nghiệm nào mà khách hàng nhận được, và cách suy nghĩ, tư duy và hành động để giải quyết vấn đề. Đó cũng là sự biểu hiện của Con người!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét