Với chuỗi ký tự kiểu string ta không cần khai cố định trước số ký tự, máy sẽ tự động xác định theo nhu cầu. Đầu chương trình cần lệnh #include <string>
1. Hai phương thức s.length() và s.size() của lớp string đều được dùng để tính độ dài của chuỗi kí tự
2. Khi string có độ dài chuỗi kí tự là 0 (ví dụ s = “”), nó được xem là string rỗng. Để kiểm tra xem string có rỗng hay không, chúng ta sử dụng phương thức s.empty(), phương thức này trả về giá trị true khi string rỗng, ngược lại, trả về giá trị false.
3. Chúng ta cũng có thể làm một string có chứa dữ liệu trở thành string rỗng bằng phương thức s.clear().
4. Truy cập phần tử trong string: phương thức s.at(i) của lớp string cũng thực hiện truy xuất đến phần tử có chỉ số index tương tự cặp dấu ngoặc vuông. Nếu chỉ số i không thuộc [0 , s.length()] thì báo lỗi và dừng chương trình.
5. s.front()tới phần tử đầu, s.back()tới phần tử cuối. Nếu s = “” thì lỗi.
6. Nối thêm 1 kí tự vào sau string: ta chỉ cần truyền vào phương thức push_back() kí tự mà chúng ta muốn thêm vào sau chuỗi kí tự
7. Xóa phần tử cuối cùng của string. Ngược lại với phương thức push_back() ở trên, phương thức pop_back() xóa đi kí tự cuối cùng trong string. Nếu thực hiện phương thức này khi string rỗng, chương trình sẽ gây ra lỗi xung đột vùng nhớ, vì thế cần kiểm tra trước khi xóa.
8. Thêm 1 xâu vào cuối xâu: s.append(), hoặc dùng toán tử +=
9. Chèn một string vào vị trí bất kì trong string: s1.insert(vitri, s2),vitri từ 0 đến strlen(s1).
10. Thay thế một phần của string: s1.replace(vitri, soluong, s2)
11. Tìm kiếm: s1.find(s2) nhận giá trị -1 nếu xâu s2 không có trong xâu s1, trả về vị trí tìm thấy nếu tìm thấy.
12. So sánh 2 string: s1.compare(s2) cho 0 nếu 2 xâu bằng nhau, nhận số âm nếu s1 < s2, nhận số dương nếu s1 > s2.
s1.compare( k, n, s2):từ vị trí k của s1 lấy n ký tự để so sánh với s2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét